Tư vấn các việc cần làm khi lắp đặt thang máy gia đình

Hiện nay, tại Việt Nam việc lắp đặt thang máy gia đình ngày càng trở nên phổ biến hơn. Khi lựa chọn được bộ cầu thang máy hợp lý rồi, bạn cần phối hợp với đơn vị thi công để chuẩn bị các việc cần làm khi lắp đặt thang máy để mọi việc được tiến hành thuận lợi nhất.

Tư vấn lắp đặt thang máy gia đình 

1. Lựa chọn vị trí lắp đặt hố thang

– Việc lựa chọn vị trí lắp đặt hố thang máy công việc đầu tiên cần làm khi muốn lắp đặt thang máy. Lựa chọn vị trí lắp đặt tốt sẽ thuận tiện cho việc đi lại, đồng thời giúp ngôi nhà đạt tính thẩm mỹ cao hơn.

– Lựa chọn đúng vị trí lắp đặt thang giúp ngôi nhà hoàn mĩ hơn

2. Lựa chọn thông số kỹ thuật của thang máy

– Công việc thứ 2 cần làm sau khi lựa chọn được vị trí lắp đặt thang máy gia đình đó là lựa chọn thông số kỹ thuật của thang. Khi lựa chọn cần chú ý đến các thông số sau:
+ Tải trọng của thang: vì dùng cho gia đinh nên thường là những loại thang máy loại nhỏ có tải trọng từ 300kg đến 850kg.
+ Kích thước: bao gồm kích thước cabin, cửa thang, hố thang, chiều sâu hố pit, chiều cao OH.
+ Động cơ: Có 2 loại đó là động cơ có hộp số và không hộp số theo tiêu chuẩn.
+ Bộ điều khiển
+ Về vấn đề tiêu hao điện năng: Chủ đầu tư nên chọn thang máy gia đình có công suất nhỏ nhất nhưng có tải trọng và tốc độ bằng nhau để có thể tiết kiệm được điện năng.
– Ngoài ra còn nhiều đặc tính kỹ thuật khác bạn cần phải lựa chọn thêm để lắp đặt thang máy cho hợp lý nhất. 
Ví dụ: Khi chọn thang máy có tải trọng 300kg, sẽ sử dụng kích thước hố thang nhỏ nhất tiêu chuẩn(rộng x sâu) là 1450 x 1450 mm, kích thước cửa thang là 650, kích thước cabin : 1050 x 850 mm. Nếu Khách hàng chọn loại thang máy động cơ không hộp số được chế tạo với nam châm vĩnh cửu không cần phòng máy giúp ngôi nhà trở nên sang trọng hơn. Đồng thời giúp giảm chiều cao khi xây dựng và tiết kiệm điện năng nhất có thể.

3. Lựa chọn vật liệu, mẫu mã sản phẩm thang máy gia đình

– Đây là công việc cần làm sau khi lựa chọn được đặc tính kỹ thuật được công ty sản xuất tư vấn cho khách hàng khi khách có quyết định lắp đặt thang máy gia đình. Các vật liệu bao gồm vật liệu cửa cabin, cửa tầng, ngưỡng cửa cabin, sàn, trần cabin tùy theo mục đích sử dụng và khả năng tài chính mà khách hàng lựa chọn cho phù hợp.
– Thang máy gia đình là thiết bị tôn nên vẻ sang trọng, cá tính cho ngôi nhà của bạn. Chính vì thế, khi bạn chọn vật liệu phù hợp với lại thang máy giúp càng tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà, đồng thời hòa hợp với cấu trúc chung của ngôi nhà.

4. Lựa chọn vị trí để vật liệu thang máy khi lắp đặt

– Trước khi đưa nguyên vật liệu được đưa đến công trình lắp đặt, chủ đầu tư cần tìm vị trí khô ráo không mất mát vật liệu. Khách hàng nên kiểm tra nguyên vật tư trước khi đưa vào vị trí cất giữ phục vụ cho công việc lắp thang máy để trang việc tranh cãi sau này. Đồng thời, cần phải sắp xếp các nguyên vật liệu trong kho một cách có thứ tự để công việc được tiến hành nhanh chóng dễ dàng hơn.

5. Thiết kế xây dựng hố thang máy gia đình

– Khi thiết kế xây dựng hố thang cần phải đo đạc kích thước, kiểm tra lại buồng thăng và giếng thang trước khi lắp đặt thang máy. 
– Thiết kế hố thang phải đúng diện tích chỉ định tương ứng với tải trọng, nếu xây dựng hố thang có diện tích lớn hơn sẽ rất nguy hiểm vì vi phạm quy chuẩn thiết kế lắp thang máy gây ra nguy hiểm cho người đi thang.
– Chính vì thế, chủ đầu tư cần tham khảo nhiều phương án tư vấn thiết kế của bộ phận kiến trúc rồi lựa chọn phương án khả thi nhất để lắp đặt thang máy gia đình hiệu quả nhất.
– Chú ý: Hố thang máy không phòng máy có thiết kế hố thang khác so với hố thang có phòng máy .

6. Trong quá trình lắp thang máy gia đình

– Khi tư vấn lắp đặt thang máy gia đình cho khách hàng, các chuyên viên cần tư vấn cho khách các công tác lắp lặt. Đồng thời khi lắp thang máy cho khách các nhân viên thi công phải có tay nghề cao và cần tuân thủ theo đúng các quy định, dưới sự theo dõi của giám sát công trình.
– Quá trình này lắp đặt của các nhân viên kỹ thuật sẽ quyết định 50 % sự hoạt động êm ái bền bỉ của thang máy.

 7. Trước khi bàn giao cho chủ đầu tư

– Trước khi bàn giao thang máy cho chủ đầu tư, cần phải kiểm định an toàn của thang máy trước khi đưa vào sử dụng. Công việc này cũng cần phải tái kiểm tra khi hết hạn để giữ an toàn cho người sử dụng.
– Việc giám sát chặt chẽ từ công đoạn xây dựng hố thang đến khi bàn giao là việc làm rất quan trọng, các yếu tố phát sinh được xử lý kịp thời,chất lượng thang cũng được đảm bảo. 

8. Quá trình bảo trì, bảo dưỡng thang máy 

– Công việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy là việc làm cần thiết sau khi lắp thang máy gia đình. Nếu bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ sẽ đảm bảo chất lượng thang luôn tốt nhất. Nếu tần suất sử dụng thang ít thì chủ đầu tư có thể yêu cầu giãn thời gian bảo trì mà vẫn giữ được chất lượng thang.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng khi cần tư vấn lắp đặt thang máy gia đình để đảm bảo thang được vận hành một cách tốt nhât.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *